Từ năm 2010 đến nay, các cán bộ và viên chức của Trung tâm Karst và Di sản Địa chất (TTK-DSĐC) đã chủ trì:
– 11 đề tài, dự án, đề án hợp tác ở cấp Quốc tế với Bỉ, Đức, Hàn Quốc v.v. cấp Nhà nước thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường, cấp Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản; và
– 16 phiếu giao việc, hợp đồng, nhiệm vụ với UBND các tỉnh và các Ban ngành thuộc các tỉnh với mục tiêu, nhiệm vụ, sản phẩm v.v.
- Danh sách các đề tài, dự án do Trung tâm karst và Di sản địa chất chủ trì và tham gia từ năm 2010 đến nay
- Đề tài cấp Nhà nước KC.08/10 của Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007-2010: Điều tra nghiên cứu các di sản địa chất và đề xuất xây dựng công viên địa chất ở miền Bắc Việt Nam ” do TS. Trần Tân Văn làm chủ nhiệm.
- Dự án hợp tác Việt-Bỉ, 2007-2010: “Xây dựng năng lực nghiên cứu để phát triển công viên địa chất ở một số vùng Đông Bắc Việt Nam ” do TS. Trần Tân Văn làm điều phối viên.
- Đề tài KHCN cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010-2011: Nghiên cứu cơ sở khoa học và pháp lý cho viêc xác lập, bảo tồn, sử dụng hơp lý di sản địa chất, công viên địa chất ở Việt Nam” do TS. Nguyễn Đại Trung làm chủ nhiệm.
- Đề tài KHCN cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010-2011: Ứng dụng công nghệ Fieldnote trong điều tra và đo vẽ bản đồ địa chất. Áp dụng thử nghiệm cho nhóm tờ Phố Lu – Bắc Than Uyên” do ThS. Đỗ Thị Yến Ngọc làm chủ nhiệm.
- 5. Đề tài KHCN cấp Viện, 2010-2011: Hiệu đính và biên tập bản đồ địa chất Đệ tứ Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000 do TS. Nguyễn Đại Trung chủ nhiệm.
- 6. Đề tài KHCN cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012-2014: Nghiên cứu xây dựng hệ phương pháp thích hợp để điều tra, đánh giá hệ thống không gian karst ngầm và tai biến địa chất liên quan – Áp dụng thử nghiệm ở một vùng karst miền Bắc Việt Nam do ThS. Hồ Tiến Chung làm chủ nhiệm.
- 7. Đề tài KHCN cấp Nhà nước thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, 2013-2016: Nghiên cứu triển khai công nghệ khai thác bền vững tài nguyên nước ở các vùng đá vôi Việt Nam, áp dụng thử nghiệm ở một số khu vực thuộc công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” do TS Trần Tân Văn làm chủ nhiệm.
- 8. Đề tài KHCN cấp Viện, 2014: Xây dựng Quy trình nghiên cứu biến dạng kiến tạo bằng tổ hợp các phương pháp cấu tạo nhỏ phục vụ công tác nghiên cứu địa chất và tìm kiếm khoáng sản” do ThS. Đỗ Yến Ngọc làm chủ nhiệm.
- 9. Đề án Chính phủ, 2014-2018: Bảo tồn di sản địa chất, phát triển và quản lý mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam” do TS. Trần Tân Văn làm chủ nhiệm.
- Đề tài KHCN cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016-2018: Nghiên cứu trầm tích hang động ở một số khu vực miền Bắc Việt Nam góp phần luận giải cổ khí hậu giai đoạn Pleistocen muộn-Holocen (từ 30.000 năm trở lại đây) do TS. Nguyễn Đại Trunglàm chủ nhiệm.
- Danh sách các Hợp đồng, phiếu giao việc, và nhiệm vụ do Trung tâm Karst và Di sản Địa chất chủ trì và tham gia từ 2010 đến nay
- Phiếu giao việc: 33A/QĐ-VĐCKS ngày 5 tháng 5 năm 2010 “Cung cấp một số sản phẩm khoa học cho Ban quản lý Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” do TS. Nguyễn Đại Trung làm chủ trì.
- Phiếu giao việc số 58C/GV-VĐCKS ngày 20 tháng 5 năm 2010 “ Hiệu đính, biên tập bản đồ Địa mạo, sơ đồ tân kiến tạo ở các tỉ lệ cho các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang và Bắc Cạn” do TS. Nguyễn Đại Trung làm chủ trì.
- Phiếu giao việc: /QĐ-VĐCKS, 2011: Nghiên cứu các quá trình địa chất, địa động lực hiện đại phục vụ quan trắc biến động các hang động và đảo trên Vịnh Hạ Long do ThS. Hồ Tiến Chung làm chủ trì.
- Phiếu giao việc: /QĐ-VĐCKS, 2011: Đánh giá ảnh hưởng của dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 đến suối cá Cẩm Lương” do TS. Nguyễn Đại Trung làm chủ trì.
- Phiếu giao việc: /QĐ-VĐCKS, 2012-2016: Xây dựng mạng lưới địa đông lực trên khu vực các đứt gãy thuộc miền Bắc Việt Nam phục vụ công tác dự báo tai biến tự nhiên do TS. Nguyễn Đại Trung chủ trì .
- Phiếu giao việc: /QĐ-VĐCKS, 2012-2015: Nghiên cứu áp dụng các phương pháp khảo sát địa chất, địa hoá, khoan nhằm tìm kiếm đất hiếm khu vực Nghệ An do ThS. Hồ Tiến Chung làm chủ trì.
- Phiếu giao việc: /QĐ-VĐCKS, 2012: Nghiên cứu, điều tra khảo sát các giá trị nổi bật về cảnh quan, địa chất, địa mạo và xây dựng hồ sơ trình UNESCO xin công nhận khu vực quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là di sản thế giới” do TS. Nguyễn Đại Trung làm chủ trì.
- Phiếu giao việc: /QĐ-VĐCKS, 2013: Khảo sát hiện trạng đổ lở hòn 649 khu vực Đảo Đầu B, Vịnh Hạ long, tỉnh Quảng Ninh” do ThS. Hồ Tiến Chung làm chủ trì.
- Phiếu giao việc: /QĐ-VĐCKS, 2014: Điều tra, khảo sát, khoanh vùng ranh giới, xác định vị trí cắm mốc cho một số cụm điểm di sản khu vực CVĐC Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn” do ThS Đỗ Thị Yến Ngọc làm chủ trì.
- Phiếu giao việc: /QĐ-VĐCKS, 2014: Biên tập xây dựng nội dung bài thuyết minh giới thiệu các điểm và cụm di sản trên CVĐC trong chương trình thẩm định định kỳ CVĐC TC cao nguyên đá Đồng Văn năm 2014” do ThS. Đỗ Thị Yến Ngọc làm chủ trì.
- Phiếu giao việc: /QĐ-VĐCKS, 2014: Khảo sát, đánh giá hiện trạng các địa điểm có dạng địa hình karst tiêu biểu trong khu vực Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long do ThS. Đỗ Thị Yến Ngọc làm chủ trì.
- Hợp đồng số: 08/VĐCKS, 2015: Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu cấu trúc – kiến tạo, địa mạo, địa chất karst khu vực Sơn La, Lai Châu và định hướng nghiên cứu tiếp theo do TS. Nguyễn Đại Trung chủ nhiệm.
- Nhiệm vụ : /QĐ-VĐCKS, 2016: Xây dựng Quy định kỹ thuật công tác điều tra, thành lập bản đồ di sản địa chất tỷ lệ 1/200.000 do TS. Nguyễn Đại Trung chủ trì.
- Phiếu giao việc: /QĐ-VĐCKS, 2016: Điều tra, khảo sát , nghiên cứu bổ sung, xác định, đánh giá xếp hạng các giá trị di sản (địa chất, địa mạo) xác định phạm vi quy mô Công viên Địa chất Cao do TS. Nguyễn Đại Trung làm chủ trì.
- Phiếu giao việc: Quyết định số 157 /VĐCKS – KHTC của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản về phân tích ảnh viễn thám, ảnh hàng không; Điều tra, khảo sát, nghiên cứu bổ sung về cấu trúc kiến tạo, địa mạo, cổ sinh địa tầng, magma, khoáng sản, tai biến địa chất,… Đánh giá xếp hạng các loại hình di sản địa chất; Lựa chọn một số điểm di sản địa chất điển hình để khoanh vùng, bảo tồn và phát huy giá trị tại tỉnh Cao Bằng.
- Phiếu giao việc: Điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đánh giá triển vọng thành lập công viên địa chất toàn cầu tại Gia Lai.