Hồ sơ năng lực

PHẦN I – GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Tên cơ quan

– Tên Trung tâm bằng tiếng Việt: Trung tâm Karst và Di sản địa chất

– Tên Trung tâm bằng tiếng Anh: Viet Nam Center on Karst and Geoheritage

– Tên Trung tâm viết tắt: VCKG

1.2. Trụ sở chính

– Trung tâm có văn phòng tại: phòng 708, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, số 67, Đường Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.

– Điện thoại: 0982 973 498

– Email: ttkarst@monre.gov.vn; trungtamkarst@gmail.com

– Webiste: www.vckg.org.vn

– Tài khoản: 124000032258

– Mã số thuế: 0500237455 – 005

 1.3. Lịch sử hình thành

– Trung tâm Karst và Di sản địa chất hình thành theo Quyết định số: 98/QĐ – VĐCKS ngày 26 tháng 8 năm 2010 của Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.

– Quyết định số: 164/QĐ – VĐCKS ngày 01 tháng 08 năm 2014 của Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Karst và Di sản địa chất.

– Quyết định số: 57/QĐ – VĐCKS ngày 10 tháng 04 năm 2018 của Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Karst và Di sản địa chất.

1.4. Lĩnh vực hoạt động

Trung tâm Karst và Di sản địa chất là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có chức năng nghiên cứu khoa học, tư vấn, triển khai và chuyển giao công nghệ và dịch vụ về địa chất, khoáng sản, địa chất thủy văn, địa chất tai biến, địa chất môi trường, khảo sát hang động ở các vùng đá vôi (karst); di sản địa chất, công viên địa chất và du lịch địa chất; địa chất y học, khoáng hóa các bon và các ứng dụng khác của Khoa học Địa chất (sau đây gọi chung là Địa chất Karst và Di sản địa chất).

– Đề xuất, xây dựng chính sách, pháp luật về Địa chất Karst và Di sản địa chất; xây dựng, tổ chức, hợp tác thực hiện, thẩm định các đề tài, đề án, dự án nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển khoa học công nghệ về Địa chất Karst và Di sản địa chất.

– Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; tư vấn, giám sát thi công dự án, đề án; thực hiện các hoạt động dịch vụ về Địa chất Karst và Di sản địa chất theo quy định của pháp luật.

– Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật về Địa chất Karst và Di sản địa chất; Xây dựng và hướng dẫn việc xây dựng các dự án về di sản địa chất, bảo tồn địa chất, công viên địa chất; hướng dẫn việc lập hồ sơ, tham gia thẩm định và công nhận danh hiệu Di sản địa chất và Công viên địa chất cấp quốc gia và toàn cầu.

– Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, xây dựng và đánh giá dự án, tư vấn triển khai dự án, đề án về địa chất karst và di sản địa chất và các lĩnh vực liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững các vùng karst.

– Khảo sát đo vẽ hang động karst, thành lập dự án quy hoạch, sử dụng bền vững hang động karst.

– Điều tra, thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng và tư vấn, lập dự án khai thác, sử dụng hợp lý các loại tài nguyên địa chất, khoáng sản, tài nguyên nước và di sản địa chất ở các vùng karst.

– Liên danh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc tổ chức thực hiện hoặc tham gia thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ về Địa chất karst và di sản địa chất theo quy định của pháp luật.

– Tư vấn việc xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư chuyên ngành, chuyển giao các công nghệ thuộc lĩnh vực Địa chất karst và di sản địa chất.

– Tham gia đào tạo Sau đại học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về Địa chất karst và di sản địa chất.

– Quản lý tổ chức, vị trí việc làm, viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng và tài sản thuộc phạm vi quản lý của đơn vị theo phân công của Viện trưởng và quy định của pháp luật.

– Thực hiện công tác kế hoạch, kế toán và quyết toán của đơn vị hoạch toán phụ thuộc theo quy định của pháp luật.

– Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.

PHẦN II – NGUỒN LỰC

2.1. Năng lực nhân sự

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có:

– Ban Giám đốc;

– Phòng Hành chính tổng hợp;

– Phòng nghiên cứu khoa học và Triển khai công nghệ;

– Trung tâm đầu mối về Khoáng hóa Carbon giảm thiểu biến đổi khí hậu VIGMR – KIGAM.

1. Ban Giám đốc

Ban Giám đốc Trung tâm gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc

Giám đốc Trung tâm: Đỗ Thị Yến Ngọc

– Trình độ: Thạc sĩ

– Chuyên ngành: Địa kiến tạo

– Chức danh nghề nghiệp: Nghiên cứu viên hạng II

– Số điện thoại: 0982 973 498

– Email: yenngoc1968@gmail.com

– Khen thưởng:

  • Năm 2010. Bằng khen (về những đóng góp cho công cuộc xây dựng Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn); Số 4194/KT ngày 29 tháng 12 năm 2010; UBND tỉnh Hà Giang;
  • Năm 2014. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang (Có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng và phát triển Công viên Địa chất Toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2010-2014)
  • Năm 2015. Bằng khen (Có thành tích xuất sắc năm 2014). Quyết định số 1311/QĐ-BTNMT; ngày 02 tháng 6 năm 2015; Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường;
  • Năm 2016. Bằng khen của Chủ tịch tỉnh Hà Giang về những đóng góp cho sự phát triển của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010-2015; Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của chủ tịch tỉnh Hà Giang.

– Các công trình công bố chủ yếu:

1. Hiện trạng và phân vùng dự báo trượt lở đất đá dọc một số đoạn hành lang đường Hồ Chí Minh, Tuyển cập báo cáo: Hội nghị Khoa học, Tổng hội Địa chất Việt Nam, năm 2005;

2. Các kiểu trượt lở ở đèo Hai Hầm, đèo Sông Bung và đèo Lò Xo trên tuyến đường Hồ Chí Minh, Tạp chí: Địa chất và Khoáng sản, tập 10, năm 2007;

3. Cao nguyên đá Đồng Văn – Công viên Địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam và vấn đề bảo tồn di sản địa chất; Tạp chí các Khoa học về trái đất, số 33 (1); Tháng 3/2011, Năm 2010;

4. Geo-Cultural Heritage – Interference of Geological and Cultural Heritages. Case of Dongvan Geopark in Vietnam, The 3rd Asia – Pacific Geoparks Network Jeju Symposium, 9/2013;

5. Cơ chế hình thành đổ lở trên hòn 649 thuộc di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, Tạp chí Địa chất và Khoáng sản, tập 11, năm 2015;

6. Tính chất hoạt động của các đứt gãy khu vực San Thàng (Lai Châu) qua kết quả nghiên cứu cấu tạo nhỏ thứ sinh, Tạp chí Địa chất và Khoáng sản, tập 11, năm 2015;

7. Giới thiệu một số hang động mới phát hiện khu vực Vịnh Hạ Long – Di sản Thiên nhiên Thế giới, Hội nghị toàn quốc lần thứ hai Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, VAST, tháng 3 năm 2016, năm 2016;

8. Preliminary introdution on indigenous knowledge of geoheritage in Non Nuoc Cao Bang Geopark (Vietnam), The 5th Asia Pacific Geoparks Network(APGN) symposium in China, 2017;

– Các đề tài, dự án, nhiệm vụ khác đã và đang chủ trì:

1. Ứng dụng công nghệ Fieldnote trong điều tra và đo vẽ bản đồ địa chất. Áp dụng thử nghiệm cho nhóm tờ Phố Lu – Bắc Than Uyên.

2. Điều tra, khảo sát, khoanh vùng ranh giới, xác định vị trí cắm mốc cho một số cụm điểm di sản khu vực CVĐC Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.

3. Biên tập, thiết kết nội dung biển, pano thuyết minh cho một số điểm di sản trong chương trình tái đánh giá định kỳ của mạng lưới Công Viên địa chất Toàn cầu đối với CVĐC TC CNĐ Đồng Văn năm 2014.

4. Biên tập nội dung bài thuyết minh (thuyết trình) giới thiệu các điểm và cụm di sản trong chương trình thẩm định định kỳ CVĐC toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn năm 2014.

5. Xây dựng quy trình nghiên cứu biến dạng kiến tạo bằng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu cấu tạo nhỏ phục vụ công tác nghiên cứu địa chất và tìm kiếm khoáng sản. Áp dụng thử nghiệm tại đới cấu trúc Sông Đà.

6. Điều tra, khảo sát khoanh vùng ranh giới di sản khu vực Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

7. Khảo sát hiện trạng, xác định nguyên nhân gây đổ lở một số khu vực trên vịnh Hạ Long – Bái Tử Long.

8. Khảo sát tìm kiếm, phát hiện hang động trên Vịnh Hạ Long.

9. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sạt lở, đổ lở và xói lở bờ hệ thống đảo làm cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn và khai thác hợp lý giá trị di sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long.

10. Đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu kiến thức bản địa về di sản địa chất, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy du lịch ở một số công viên địa chất Việt Nam”.

11. Nghiên cứu đánh giá tác động của chiếu sáng nhân tạo đến sự phát triển, xâm lấn của thực vật trong hang động trên vịnh Hạ Long, thử nghiệm xử lý và đề xuất biện pháp hiệu quả để xử lý, hạn chế ảnh hưởng của thực vật trong hang động.

– Các đề tài, dự án, nhiệm vụ khác đã tham gia:

1. Điều tra đánh giá môi trường đô thị Hạ Long.

2. Kiến tạo sinh khoáng Bắc Trung Bộ.

3. Nghiên cứu cấu trúc ẩn sâu đới khâu Sông Mã và tiềm năng quặng mỏ;

4. Nghiên cứu đặc điểm địa chất, kiến tạo và TBĐC trên tuyến đường Hồ Chí Minh;

5. Khảo sát, đánh giá hiện trạng, nguy cơ trượt lở đất một số đoạn trên tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A và đề xuất biện pháp xử lý đảm bảo an toàn giao thông, sản xuất, sinh hoạt của các vùng dân cư.

6. Điều tra đánh giá nguồn nước dưới đất khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ.

7. Nghiên cứu cấu trúc địa chất và khoáng sản liên quan Au, Cu, Pb – Zn đới Hương Hóa – Cu – Đê.

8. Điều tra nghiên cứu các di sản địa chất và đề xuất xây dựng công viên địa chất ở miền Bắc Việt Nam.

9. Nghiên cứu các quá trình địa chất, địa mạo, địa động lực hiện đại phục vụ quan trắc biến động các hang động và đảo trên Vịnh Hạ Long.

10. Nghiên cứu, điều tra khảo sát các giá trị nổi bật về địa chất, địa mạo và xây dựng hồ sơ di sản trình UNESCO xin công nhận khu vực quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là di sản thế giới.

11. Nghiên cứu lựa chọn các phương pháp thích hợp để điều tra đánh giá TBĐC liên quan đến hệ thống không gian ngầm – Áp dụng thử nghiệm ở thị xã Lai Châu.

12. Nghiên cứu xác định nguyên nhân khan hiếm và ô nhiễm nước dưới đất tại một số khu vực karst Tây Bắc, đề xuất các giải pháp bảo vệ và cung cấp nước phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

13. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất giải pháp công nghệ cất giữ CO2 trong các hệ tầng, cấu trúc địa chất ở miền Bắc Việt Nam.

14. Nghiên cứu triển khai công nghệ khai thác bền vững tài nguyên ở các vùng đá vôi Việt Nam, áp dụng thử nghiệm ở một số khu vực thuộc công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang (Kawatech).

15. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đánh giá triển vọng thành lập CVĐC Toàn cầu (Gia Lai).

16. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu bổ sung, đánh giá, xếp hạng các giá trị di sản, xác định phạm vi, quy mô để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận CVĐC toàn cầu ở tỉnh Cao Bằng.

Phó Giám đốc Trung tâm: Nguyễn Xuân Nam

– Trình độ: Tiến sĩ

– Chuyên ngành: Địa chất học

– Chức danh nghề nghiệp: Nghiên cứu viên hạng II

– Số điện thoại: 0989345508

– Email: namnx68@gmail.com

– Các Đề tài, Dự án, Nhiệm vụ khác đã và đang chủ trì:

1. “Nghiên cứu, điều tra khảo sát các giá trị nổi bật về địa chất, địa mạo và xây dựng hồ sơ di sản trình UNESCO xin công nhận khu vực quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là di sản thế giới”, năm 2013, tỉnh Ninh Bình.

2. “Điều tra, khảo sát, nghiên cứu xếp hạng các giá trị di sản, xác định phạm vi, quy mô để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận CVĐC toàn cầu tỉnh Cao Bằng”, năm 2016, tỉnh Cao Bằng.

3. “Điều tra, khảo sát, nghiên cứu bổ sung, đánh giá, xếp hạng các giá trị di sản, xác định phạm vi, quy mô để xây dựng hô sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu tỉnh Đăk Nông”, 2018-2019, sở TNMT tỉnh Đăk Nông.

4. “Điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đánh giá triển vọng thành lập CVĐC Toàn cầu Gia Lai”, 2017-2018, tỉnh Gia Lai.

5. “Điều tra, khảo sát, nghiên cứu bổ sung, đánh giá, xếp hạng các giá trị di sản, xác định phạm vi, quy mô đê4r xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận CVĐC Toàn cầu Lý Sơn – Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi, 2018-2019, BQL CVĐC Lý Sơn – Sa Huỳnh, Sở VHTT&DL Quảng Ngãi.

Các công trình đã công bố:

  1. Nguyễn Xuân Nam, 2018, Giới thiệu một số di sản Địa mạo điển hình ở khu vực dự kiến xây dựng công viên địa chất Lý Sơn, Tạp chí Cẩm Thành.
  2. Nguyen Xuan Nam, The characteristic of caves in the northern of Vietnam. Indonesia The summer course at Gadjah Mada university.
  3. Nguyen Xuan Nam, The typical geomorphological hesitages in expected Geopark of Quang Ngai Province, 2018, Ha Noi Geosea conference.
  4. Nguyễn Xuân Nam, Lịch sử hình thành thung lũng sông Ba – trũng An Khê và mối quan hệ với Khảo cổ học, 2019, Hội thảo Quốc tế tại An Khê, Gia Lai.
  5. Nguyen Xuan Nam, 2019, The impact of Neo-tectonic activities on the river system in south central Vietnam.

Phó Giám đốc Trung tâm: Đoàn Thế Anh

– Trình độ: Thạc sĩ

– Chuyên ngành: Địa chất học

– Chức danh nghề nghiệp: Nghiên cứu viên hạng III

– Số điện thoại: 0912005853

– Email: theanhdoan79@gmail.com

– Khen thưởng:

  • Năm 2010. Bằng khen (về những đóng góp cho công cuộc xây dựng Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn); Số 4194/KT ngày 29 tháng 12 năm 2010; UBND tỉnh Hà Giang;
  • Năm 2017. Bằng khen (Có thành tích xuất sắc năm 2016). Quyết định số 1141/QĐ-BTNMT; ngày 16 tháng 5 năm 2017; Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường;

– Các công trình công bố chủ yếu:

1. Hiện trạng và phân vùng dự báo trượt lở đất đá dọc một số đoạn hành lang đường Hồ Chí Minh, Tuyển cập báo cáo: Hội nghị Khoa học, Tổng hội Địa chất Việt Nam, năm 2005;

2. Thành phần vật chất Syenit nephelin vùng Chợ Đồn và khả năng sử dụng làm thủy tinh sứ gốm. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị khoa học lần thứ 17 trường Đại học Mỏ-Địa chất, tập 2, năm 2006

3. Các kiểu trượt lở ở đèo Hai Hầm, đèo Sông Bung và đèo Lò Xo trên tuyến đường Hồ Chí Minh, Tạp chí: Địa chất và Khoáng sản, tập 10, năm 2007;

4. Tiềm năng di sản địa chất và công viên địa chất đới ven biển và hải đảo Việt Nam qua thí dụ tỉnh Quảng Ninh và Tp Hải Phòng, Tạp chí địa chất loạt A, số 320, tháng 9-10, năm 2010;

5. Kiến thức bản địa về di sản địa chất ở công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Tạp chí Địa chất, loạt A, số 317-318, tháng 3-6/2010.

6. Cao nguyên đá Đồng Văn – Công viên Địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam và vấn đề bảo tồn di sản địa chất; Tạp chí các Khoa học về trái đất, số 33 (1); Tháng 3/2011.

7. Analysis of gis-remote sensing providing quantitative geomorphological values serving for the study and exploitation of geoheritages of Ba Be lake area. The second Asia pacific geoparks network symposium – 2011- VietNam, Geopark and geotourism for regional sustainable development. Page 113, 2011.

8. Cơ chế hình thành đổ lở trên hòn 649 thuộc di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, Tạp chí Địa chất và Khoáng sản, tập 11, năm 2015;

9. Nghiên cứu phân cấp mức độ nhạy cảm của tai biến trượt lở đất khu vực đảo Trà Bản, vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Trên Tạp chí Môi trường chuyên đề IV, 2019.

10. Innovative pump and turbine technology for water suppy in Dong Van UNESCO glogal geopark, VietNam, trên tạp chí: The 6th Asia Pacific Geoparks Network Symposium, Lombok – Indonesia, 31 August – 6 September 2019.

11. Đặc điểm cấu trúc – kiến tạo và hệ thống hang động khu vực công viên địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn. Tạp chí khoa học Tài nguyên và Môi trường, số 42, tháng 9/2022.

12. Ứng dụng phương pháp muối hòa tan xác định lưu lượng dòng chảy trên các vùng núi cao miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Khí tượng thủy văn số 755-11/2023.

– Các đề tài, dự án, nhiệm vụ khác đã và đang chủ trì:

  1. Nghiên cứu xác định nguyên nhân khan hiếm và ô nhiễm nước dưới đất tại một số khu vực karst Tây bắc; đề xuất các giải pháp bảo vệ và cung cấp nước phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.
  2. Nghiên cứu xác lập bộ tiêu chí lựa chọn và quy trình điều tra các khu vực có khả năng áp dụng công nghệ bơm PAT cho vùng núi cao khan hiếm nước.

– Các đề tài, dự án, nhiệm vụ khác đã tham gia:

  1. Nghiên cứu đặc điểm địa chất, kiến tạo và Tai biến địa chất trên tuyến đường Hồ Chí Minh;
  2. Nghiên cứu, điều tra hiện trạng tai biến địa chất tại các tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam
  3. Khảo sát, đánh giá hiện trạng, nguy cơ trượt lở đất một số đoạn trên tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A và đề xuất biện pháp xử lý đảm bảo an toàn giao thông, sản xuất, sinh hoạt của các vùng dân cư.
  4. Điều tra đánh giá nguồn nước dưới đất khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ.
  5. Quy hoạch khoanh vùng loại khoáng sản chủ yếu tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
  6. Nghiên cứu triển vọng vermiculit vùng Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
  7. Ứng dụng công nghệ Fieldnote trong điều tra và đo vẽ bản đồ địa chất. Áp dụng thử nghiệm cho nhóm tờ Phố Lu – Bắc Than Uyên.
  8. Áp dụng tổ hợp các phương pháp địa chất cấu trúc viễn thám – GIS. Nghiên cứu hiện trạng dự báo lũ quét và trượt lở dọc tuyến quốc lộ 32 thuộc các tỉnh Yên Bái, Lai Châu.
  9. Nghiên cứu lựa chọn các phương pháp thích hợp điều tra, đánh giá tai biến địa chất liên quan đến hệ thống không gian karst ngầm – Áp dụng thử nghiệm tại thị xã Lai Châu.
  10. Điều tra nghiên cứu các di sản địa chất và đề xuất xây dựng công viên địa chất ở miền Bắc Việt Nam.
  11. Xây dựng hồ sơ CVĐC Hà Giang trình UNESCO công nhận là CVĐC Toàn cầu
  12. Đánh giá hiện trạng tai biến địa chất các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang và Bắc Kạn, xác định nguyên nhân, dự báo và đề xuất biện pháp phòng tránh, giảm thiểu hậu quả;
  13. Nghiên cứu các quá trình địa chất, địa chất, địa động lực hiện đại phục vụ quan trắc biến động các hang động và đảo trên Vịnh Hạ Long
  14. Nghiên cứu triển khai công nghệ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước ở các vùng núi đá vôi Việt Nam, áp dụng thử nghiệm ở một số khu vực thuộc Công viên Địa Chất toàn cầu Cao Nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (Kawatech);
  15. Xây dựng quy trình nghiên cứu biến dạng kiến tạo bằng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu cấu tạo nhỏ phục vụ công tác nghiên cứu địa chất và tìm kiếm khoáng sản. Áp dụng thử nghiệm tại đới cấu trúc Sông Đà.
  16. Xây dựng hồ sơ CVĐC non nước Cao Bằng trình UNESCO công nhận là CVĐC toàn cầu.
  17. Khảo sát tìm kiếm, phát hiện hang động trên Vịnh Hạ Long.
  18. Xây dựng hồ sơ CVĐC non nước Cao Bằng trình UNESCO công nhận là CVĐC toàn cầu.
  19. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sạt lở, đổ lở và xói lở bờ hệ thống đảo làm cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn và khai thác hợp lý giá trị di sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long;
  20. Nghiên cứu kiến thức bản địa về di sản địa chất, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy du lịch ở một số công viên địa chất Việt Nam.
  21. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu bổ sung, đánh giá, xếp hạng các giá trị di sản, xác định phạm vi, quy mô để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu ở tỉnh Đăk Nông.
  22. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu bổ sung, đánh giá, xếp hạng các giá trị di sản, xác định phạm vi, quy mô để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh, Quảng Ngãi.
  23. Nghiên cứu kiến thức bản địa về di sản địa chất, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy du lịch ở một số công viên địa chất Việt Nam;
  24. Điều tra, đánh giá đặc điểm karst ngầm nhằm phục vụ quản lý, quy hoạch phát triển dân cư vùng Đông Bắc, Việt Nam;
  25. Nghiên cứu các đặc điểm, giá trị địa chất – địa mạo và đa dạng sinh học Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử.

2. Các phòng chức năng và nghiên cứu

– Phòng Hành chính tổng hợp

– Phòng Nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ

– Trung tâm đầu mối về Khoáng hóa Carbon giảm thiểu biến đổi khí hậu VIGMR – KIGAM

Cán bộ viên chức được đào tạo từ các trường đại học có uy tín trong nước và Quốc tế, có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về địa chất-khoáng sản, địa chất karst, di sản địa chất, môi trường và các công nghệ ứng dụng khác.

Định biên Trung tâm: 02 Tiến sĩ, 05 Thạc sĩ, 9 Cử nhân và các cộng tác viên thuộc các phòng chức năng và nghiên cứu của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.

2.2. Kinh nghiệm nghiên cứu

Từ năm 2010 đến nay, cán bộ và viên chức của Trung tâm Karst và Di sản Địa chất đã chủ trì và tham gia:

– 18 đề tài, dự án, đề án hợp tác ở cấp Quốc tế với Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Mỹ v.v. cấp Nhà nước thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường, cấp Tỉnh và cấp Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.

– 30 phiếu giao việc, hợp đồng, nhiệm vụ với UBND các tỉnh và các Ban ngành thuộc các tỉnh với mục tiêu, nhiệm vụ, sản phẩm v.v.

– Đã công bố 08 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành Quốc tế, 20 bài báo ở các tạp chí chuyên ngành trong nước và 26 bài trong các tuyển tập báo cáo của các Hội nghị, Hội thảo Quốc tế và trong nước.

– Đồng thời Trung tâm đã xuất bản 04 công trình và tham gia 04 bài viết vào 04 công trình được xuất bản trong các sách liên quan đến các nghiên cứu của  Trung tâm Karst và Di sản địa chất, của Viện và của ngành Địa chất.

2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Trung tâm có 06 phòng làm việc: D401, D402, D403, 104, 105, 705, 707, 708, 710 được trang bị toàn bộ máy tính có kết nối mạng để phục vụ nghiên cứu. Trung tâm có các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ nghiên cứu như: máy ảnh, máy định vị GPS, Địa bàn, dụng cụ lấy mẫu, trang thiết bị hang động,…

PHẦN III – QUAN HỆ VÀ HỢP TÁC

3.1.  Hợp tác trong nước

– Viện khoa học Đo đạc và Bản đồ trong dự án “Xây dựng mạng lưới trắc địa động lực trên khu vực các đứt gãy thuộc miền Bắc Việt Nam phục vụ công tác dự báo tai biến thiên nhiên”;

– Khoa Địa chất – Địa lý – Môi trường trường Đại học Khoa học Tự nhiên trong đào tạo thạc sỹ;

– Đại học Tài nguyên và Môi trường trong “đào tạo các lớp chủ nhiệm dự án về di sản địa chất”;

– Viện Đại học mở Hà Nội trong đào tạo cử nhân và thạc sỹ;

– Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội trong đào tạo cử nhân và thạc sỹ;

– Hội Đệ tứ – Địa mạo và Hội Kiến tạo;

– Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng trong Hợp đồng “Đánh giá, xếp hạng các loại di sản địa chất; lựa chọn một số điểm Di sản địa chất để khoanh vùng, bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa chất ở công viên địa chất Cao Bằng”;

– Ban quản lý Tràng An, Ninh Bình trong “Nghiên cứu, điều tra khảo sát các giá trị nổi bật về cảnh quan, địa chất, địa mạo và xây dựng hồ sơ trình UNESCO xin công nhận khu vực quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới” và “bổ sung, hoàn thiện kế hoạch quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An giai đoạn 2015-2020”;

– Ban quản lý công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn trong các nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng Hồ sơ trình UNESCO công nhận CVĐC Toàn cầu năm 2010

+ Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về công viên địa chất và di sản địa chất

+ Hỗ trợ xây dựng, biên tập báo cáo, nội dung biển bảng, bản đồ du lịch, tờ rơi giới thiệu các giá trị di sản phục vụ thẩm định định kỳ Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn năm 2014, 2018”.

+ Điều tra, khảo sát, khoanh vùng ranh giới, xác định vị trí cắm mốc cho một số cụm điểm di sản khu vực CVĐC Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang (2015)

– BQL Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng Đề cương Hồ sơ Công viên địa chất (CVĐC) Non Nước Cao Bằng

+ Biên tập nội dung, thiết kê biển thuyết minh, tập tin, tờ rơi, sách giới thiệu CVĐC Non Nước Cao Bằng

+ Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về công viên địa chất và di sản địa chất

+ Hỗ trợ thẩm định hồ sơ, tài liệu phục vụ thẩm định của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

– Tiểu ban chuyên môn địa chất thuộc Ủy ban UNESCO Việt Nam trong “Phát triển và quản lý mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam”.

– BQL Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) trong các nhiệm vụ sau:

Phối hợp tổ chức tập huấn chuyên đề: địa chất – địa mạo cho Hướng dẫn viên Ban Quản lý Vịnh Hạ Long (Công văn số: 649/BQL VHL – NV ngày 19 tháng 9 năm 2014);

Khảo sát hiện trạng, xác định nguyên nhân gây đổ lở một số khu vực trên vịnh Hạ Long – Bái Tử Long; Đề xuất các phương án khắc phục, đảm bảo an toàn cho CBVCLĐ của BQL Vịnh Hạ Long và khách du lịch); (2015)

Khảo sát tìm kiếm, phát hiện hang động trên Vịnh Hạ Long – đã tìm kiếm phát hiện 23 hang động mới, đánh giá sơ bộ có 18 hang có tiềm năng trong việc nghiên cứu khoa học và khai thác du lịch) (2015)

Thực hiện Nhiệm vụ khoa học: “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sạt lở, đổ lở và xói lở bờ hệ thống đảo làm cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn và khai thác hợp lý giá trị di sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long” (2016_2018)

Xây dựng và triển khai nhiệm vụ khoa học: “Nghiên cứu đánh giá tác động của chiếu sáng nhân tạo đến sự phát triển, xâm lấn của thực vật trong hang động trên vịnh Hạ Long, thử nghiệm xử lý và đề xuất biện pháp hiệu quả để xử lý, hạn chế ảnh hưởng của thực vật trong hang động (2018-2020)

3.2. Hợp tác quốc tế

– Phòng thí nghiệm Biến đổi môi trường và Khối phổ kế chính xác cao, Đại học Quốc gia Đài Loan;

– Tổ chức hang động Tokyo, Nhật Bản;

– Tổ chức mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESSCO (GGN);

– Tổ chức mạng lưới Công viên địa chất Châu Á – Thái Bình Dương (APGN);

– Đại học Belfart, Anh;

– Khoa Địa lý, Đại học Indonesia;

– Sở Địa chất Bỉ;

– Khoa Khoa học Nông nghiệp và Môi trường, Trường Đại học tổng hợp Rostock, CHLB Đức;

– Phòng Địa chất, phòng Sư phạm, Đại học Leuven, Bỉ;

– Phòng Địa chất và Đất, Đại học Ghent, Bỉ;

– Hội hang động Berlin, Đức;

– Hội hang động quốc tế;

– Phòng cấu trúc địa chất, Đại học Hàn Quốc;

– Viện Địa chất Karst, Quế Lâm, Trung Quốc;

– CCOP, Thái Lan;

– Viện nghiên cứu nước, Na Uy (NIVA);

– Trường Đại học t ổng hợp Bayreuth, Bayreuth, Đức;

– Trường Đại học Khoa học trái đất và Kỹ thuật môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju Hàn Quốc.

– Ban thư ký Quốc gia về công viên địa chất Hàn Quốc.

– Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), Mỹ.

Trung tâm Karst và Di sản địa chất rất hân hạnh và luôn sẵn sàng hợp tác phát triển cùng Quý cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.

Xin chân thành cảm ơn!