Bài viết về đề tài Trầm tích hang động

Đặc điểm của khí hậu khu vực Karst Tràng An, Ninh Bình từ kết quả phân tích đồng vị Carbon và Oxy mẫu vỏ ốc núi

Trong các hang động karst khu vực Tràng An, Ninh Bình trầm tích vỏ ốc núi xuất hiện khá phong phú và liên tục. Thu thập 22 nhóm mẫu vỏ ốc núi theo trắc diện dọc từ  + 0.0m đến -2.2m (tính từ đáy hang) tại hang Trống và 01 nhóm mẫu tai hang Quàn để phân tích đồng vị Carbon và Oxy nhằm xác định tuổi, nhiệt độ và độ ẩm đã được ghi lại trong các vỏ ốc núi. Tại hang Quàn, trên các mẫu vỏ ốc núi hiện đại, giá trị  d13C là – 12,56%­o,  giá trị d180O là -8,69%­o. Tại hang Trống, các mẫu vỏ ốc núi có niên đại cách đây từ 12.000 năm đến 16.000 năm, giá trị  d13C từ – 11,29%­ođến -8.02%­ođến – 3,02%­o.

Như vậy, ốc núi đã sinh sống tại các hang động karst ở khu vực Tràng An từ cuối Pleistocen muộn kéo dài liên tục đến ngày nay. Những biến động về giá trị  d18O và  d13C chứng tỏ khí hậu khu vực này cách đây 16.000 năm đến 12.000 có sự chuyển biến từ lạnh sang nóng với những pha nóng – lanh đan xen và đợt lạnh toàn cầu Dryas trẻ ít ảnh hưởng đến khí hậu khu vực. Nhìn chung khí hậu có xu hướng ấm dần, nhưng nhiệt độ cực đại vẫn thấp hơn thời điểm hiện tại.