Hội nghị chuyên đề Mạng lưới Công viên địa chất châu Á Thái Bình Dương lần thứ 7 (APGN) được tổ chức tại CVĐC Toàn cầu UNESCO Satun, Thái Lan

The 7th Asia Pacific Geoparks Network Symposium
7-10 September 2022
Satun UNESCO Global Geopark, Satun Province, Thailand

UNESCO Global Geoparks: Building Sustainable Communities

Hội nghị chuyên đề Mạng lưới Công viên địa chất châu Á Thái Bình Dương lần thứ 7 (APGN) được tổ chức từ 04 ÷ 10 tháng 9 năm 2022 tại CVĐC toàn cầu UNESCO  Satun, Thái Lan.  Sự kiện này sẽ mang đến cho những người tham gia từ Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á-Thái Bình Dương cũng như Công viên địa chất quốc gia từ Thái Lan và các nước châu Á – Thái Bình Dương có cơ hội chia sẻ ý tưởng trong lĩnh vực CVĐC ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hội nghị được tổ chức bởi chính quyền địa phương của tỉnh Satun Thái Lan.

Khoảng hơn 400 người đến từ các quốc gia và 200 người (online) đã tham dự  vào hội nghị chuyên đề bao gồm Ban quản lý công viên địa chất, các nhà khoa học và đại diện chính phủ từ khắp nơi trên thế giới. Chủ đề của APGN lần thứ 7 sẽ tập trung vào Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO hướng tới: Xây dựng cộng đồng bền vững.

Các hoạt động trong khuôn khổ của Hội nghị từ ngày 4 đến 6/9 đã diễn ra các cuộc họp của: Cuộc họp Ủy ban Điều phối của Mạng lưới CVĐC toàn cầu  Châu Á Thái Bình Dương tại Công viên Địa chất Toàn cầu Satun UNESCO. Đại diện của 66 Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO tham gia lần đầu tiên kể từ năm 2019 trong cuộc họp cả trực tiếp và qua video conference (họp on line). Điều phối viên APGN Giáo sư Jin Xiaochi (Trung Quốc) trình bày Báo cáo về Hoạt động APGN 2019-2022.

Sau đó cuộc bầu cử Ủy ban Tư vấn mới của Mạng lưới Địa chất Châu Á Thái Bình Dương đã diễn ra. PGS.TS Trần Tân Văn là thành viên của tiểu ban chuyên môn CVĐC toàn cầu Việt Nam, thành viên của Ban tư vấn của Mạng lưới CVĐCTC của UNESCO (GGN) tiếp tục được bầu chọn là thành viên Ban Điều hành Mạng lưới CVĐCTC khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APGN). Đại diện của Mạng lưới Công viên Quốc gia (Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Iran, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam) đã trình bày các hoạt động phát triển của mạng lưới CVĐC tại các quốc gia trong giai đoạn 2020 – 2022.

Một số hình Cuộc họp của Ủy ban Điều phối Mạng Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific Network Coordination Committee Meeting)

Cũng trong thời gian này đại diện của CVĐC Toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng đã thuyết trình để ứng cử đăng cai Hội nghị APGN tiếp theo vào năm 2024. Kết quả đã được Hội nghị chấp thuận: Hội nghị CVĐC  Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 8 sẽ diễn ra tại Công viên Địa lý Toàn cầu UNESCO Cao Bằng, Việt Nam!

Đại diện BCL CVĐC Non nước Cao bằng đang thuyết trình để lựa chọn cho vị trí ứng viên tổ chức Hội nghị CVĐC khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 8 2024 (APGN 2024)

Sáng ngày 07/9 lễ khai mạc chính thức Hội nghị lần thứ 7 Mạng lưới Công viên địa chất Châu Á – Thái Bình Dương đã diễn ra trang trọng tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Satun, Thái Lan.

Bài phát biểu chào mừng của Thống đốc tỉnh Satun, Thái Lan
Phát biểu của đại diện Chủ tịch GGN (GS.TS Nickolaos Zouros)
Phát biểu Khai mạc của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan (Ông Varawut Silpa-Archa)
Chụp ảnh lưu niệm các chuyên gia đến từ mạng lưới công viên Công viên địa chất toàn cầu (GGN) và mạng lưới CVDC Châu Á – Thái Bình dương (APGN)
Đoàn nghệ thuật của CVĐC Satun Thái Lan biểu diễn chào mừng khai mạc Hội nghị
Gần 400 đại biểu tham dự lễ khai mạc hội nghị

Ngay sau lễ khai mạc là các phiên họp và thảo luận theo các chủ đề:

  1. Các mục tiêu phát triển bền vững trong Công viên địa chất
  2. Giảm thiểu thảm họađịa chất trong Công viên địa chất
  3. Đa dạng địa chất và Công viên địa chất
  4. Công viên địa chất: “Du lịch bền vững”
  5. Công viên địa chất: “Giáo dục và Diễn giải”
  6. Tri thức bản địa và Di sản văn hóa trong Công viên địa chất
  7. Công viên địa chất tiềm năng

Mạng lưới CVĐC Việt Nam đã có 6 bài trình bày:

  1. Public Awareness Raising Activities About Lang Son Aspiring Geopark, Lang Son Province, Viet Nam
  2. Some heritage values of the Lang Son Aspiring Geopark, Lang Son Province,Vietnam
  3. Volcanoes and volcanic cave wonders of Dak Nong UNESCO Global Geopark
  4. Geotourism for community engagement for inclusive and equitable development
  5. Participatory geo-education and popularization in Non nuoc Cao Bang geopark
  6. Promoting the visibility of local ethnic groups in the Dong Van Karst Plateau UNESCO Global Geopark, Vietnam

Các bài trình bày đã giới thiệu được những giá trị di sản địa chất tiêu biểu ở các khu vực CVĐC Việt Nam và các đặc biệt đã giới thiệu trao đổi trong Hội nghị các hoạt động nghiên cứu, phương thức triển khai nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, phát triển du lịch, phát huy các giá trị di sản địa chất phục vụ việc phát triển bền vững theo các tiêu chí của mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO.

Trung tâm Karst và Di sản địa chất, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản trình bày và thảo luận tại hội nghị với chủ đề: Một số giá trị di sản khu vực CVĐC Lạng Sơn (Some heritage values of the Lang Son Aspiring Geopark, Lang Son Province,Vietnam
Thành viên BQL Công viên Địa chất Lạng Sơn trình bày và trao đổi tại hội nghị: “Public Awareness Raising Activities About Lang Son Aspiring Geopark, Lang Son Province, Viet Nam”

PGS.TS. Trân Tân Văn – Trưởng tiểu ban chuyên môn về CVĐC Việt đang chủ trì phiên họp với chủ đề: Các mục tiêu phát triển bền vững trong Công viên địa chất (SDGs in Geoparks) và Công viên địa chất: “Du lịch bền vững” (Geoparks: Sustainable Tourism);

BQL Công viên Đăk Nông trình bày tham luận tại hội thảo: “Volcanoes and volcanic cave wonders of Dak Nong UNESCO Global Geopark”

Bên lề hội nghị, mạng lưới CVĐC Việt Nam đã tham gia các hoạt động trao đổi hợp tác với các công viên địa chất trong mạng lưới;

Đại diện BQL CVĐC TC UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn ký ghi nhớ hợp tác xây dựng và phát triển với CVĐC Mine-Akiyoshidal  Karst Plateau (Nhật Bản)
Đại diện BQL CVĐC Đăk Nông ký biên bản ghi nhớ hợp tác xây dựng và phát triển với công viên địa chất Maros Pangkep, Indonesia;
Đoàn đại biểu Công viên địa chất Lạng Sơn gặp gỡ, làm việc bên lề với Tiến sĩ Guy Martini – Tư vấn quốc tế cao cấp và Chuyên gia cao cấp Việt Nam về Công viên địa chất trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về Công viên địa chất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 7 được tổ chức tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Satun, Thái Lan
Chụp ảnh lưu niệm cùng các bạn đồng nghiệp tham dự Hội thảo

Trong chuyến tham quan giữa Hội nghị, các đại biểu được tham quan và trải nghiệm các tuyến du lịch độc đáo.

Route A: The Longgest sea Cave Abundant biodiversity Trail

Route B: Karst Morphology to the coast of Two Period Trial

Route C: Land of paleozoic History and Intangible Heritage Trail.

Một số hình ảnh tham quan thực địa các tuyến du lịch trong vùng CVĐC Satun, Thái Lan:

Trong lễ bế mạc APGN nhiệm kỳ 2020-2021 Hội nghị diễn ra vào ngày 10 tháng 9 tại trung tâm hội nghị tỉnh Satun, chủ tịch APGN 2020-2022, các đại diện đến từ mạng lưới CVĐC toàn cầu (GGN) đã phát biểu và tuyên bố CVĐC Satun đã thành công trong việc: Xây dựng cộng đồng phát triển bền vững.

Ông Guy Martini, chủ tịch mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO (GGN) phát biểu trong buổi lễ bế mạc

Trong Lễ bế mạc, đại diện của GGN đã trao các quyết định công nhận danh hiệu CVĐC toàn cầu và quyết định công nhận tái thẩm định thành công cho các CVĐC trong mạng lưới;

Đại diện mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO (GGN) đã trao quyết định công nhận danh hiệu CVĐC Toàn cầu UNESCO và tái thẩm định thành công cho BQL Đăk Nông và BQL CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn.

Cũng trong Lễ bế mạc long trọng này, Chủ tịch tỉnh Satun đã trao cờ Tổ chức Hội nghị Quốc tế về CVĐC khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 8 năm 2024 cho Chủ tịch tỉnh Cao Bằng và BQL CVĐC Non nước Cao Bằng.

Một số hình ảnh trong lễ nhận cờ đăng cai tổ chức Hội nghị Công viên địa chất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2024 của CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.

Đoàn công tác mạng lưới CVĐC Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, học tập, trao đổi chia sẻ nguyện vọng về tương lai phát triển bền vững của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương với tinh thần mạnh mẽ về kết nối, hợp tác, đổi mới và sáng tạo cho tất cả mọi người.  CVĐC sẽ tiếp tục trao quyền cho các bên liên quan khác nhau có liên quan đến Công viên địa chất để phát triển kinh tế xã hội bền vững thông qua nâng cao năng lực với trường học, chính phủ, đối tác thực hiện, truyền thông, nhà khoa học, vv,… dựa trên mức độ hiểu biết, năng lực, vai trò và nhiệm vụ của họ liên quan đến Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO.

Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO được triển khai thúc đẩy và đóng góp vào 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Chương trình nghị sự LHQ 2030 đặc biệt là giảm nghèo, giáo dục chất lượng, hợp tác, hành động khí hậu / giảm thiểu biến đổi khí hậu, giảm bất bình đẳng và bình đẳng giới.

Giáo dục cộng đồng để phổ biến kiến ​​thức khoa học trong Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO cần phải đặt mục tiêu ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn và các ngành nghề khác nhau để tăng cường sự tham gia để quản lý bền vững Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO.