Hội nghị Quốc tế lần thứ 10 Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO năm 2023

The 10th International Conference on UNESCO Global Geoparks 2023
M’GOUN UNESCO GEOPARK, Morocco
September 5th – 12th 2023

UNESCO GLOBAL GEOPARK: DEVELOPING COMMUNITIES

Hội nghị Quốc tế CVĐC Toàn cầu UNESO lần thứ 10 (GGN 2023) được tổ chức từ ngày 04 – 12 tháng 9 năm 2023. Thành phố Marrakech của Ma-rốc đã được chọn để đăng cai Hội nghị; Quyết định này được Ban Giám đốc Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu đưa ra trong cuộc họp tại đảo Jeju, Hàn Quốc, từ ngày 12 đến 16/12. Mục tiêu của sáng kiến ​​này là thúc đẩy và chuyển giao kiến ​​thức truyền thống, quảng bá sản phẩm địa phương, phát triển các hoạt động ngoài trời mang tính tôn trọng thông qua du lịch địa chất và trao quyền cho người dân địa phương và các nhóm dân tộc.

Hình 1.Trung tâm Hội nghị tại Marrakesh – nơi diễn ra Hội nghị Quốc tế lần thứ 10 về Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO

Hội nghị đã quy tụ các thành viên của mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO và các nhà khoa học địa chất khắp nơi trên Thế giới để chia sẻ những nghiên cứu và kinh nghiệm mới nhất về nhiều chủ đề khác nhau. Từ nghiên cứu địa chất đến du lịch bền vững, giáo dục hoặc quản lý có sự tham gia của cộng đồng để phát triển bền vững. Đây là sự kiện quan trọng nhất để các nhà quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và các thành viên của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu gặp gỡ, trao đổi kiến ​​thức, kinh nghiệm về xây dựng và vận hành Công viên địa chất.

Ban quản lý công viên địa chất, các nhà khoa học và đại diện chính phủ từ 50 quốc gia đã tham dự Hội nghị. Chủ đề của hội nghị CVĐC Toàn cầu UNESCO lần thứ 10 là hướng tới: Phát triển cộng đồng.

Các hoạt động tiền Hội nghị từ ngày 4/9 đến 6/9 đã diễn ra các cuộc họp của: Cuộc họp của Hội đồng Công viên địa chất UNESCO (Meeting of the UNESCO Geoparks Council); Cuộc họp của Ban điều hành Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (Meeting of the Executive Board of the Global Geoparks Network – GGN).

Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã xem xét và chấp nhận 16 đơn đăng ký từ các Công viên địa chất toàn cầu UNESCO tiềm năng trong phiên đầu tiên của phiên họp thứ 8, được tổ chức dưới sự bảo trợ của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO M’Goun ở Marrakesh, Maroc, vào ngày 4 – 5 tháng 9 năm 2023. Bốn mươi hai quan sát viên từ 15 quốc gia thành viên đã tham dự cuộc họp đầu tiên này.

Hình 2. Phiên họp thứ 8 của Hội đồng CVĐC Toàn cầu UNESCO (Ngày 04-05/9/2023 tại Marrakech, Moronco) đã kiểm tra, đánh giá các Hồ sơ của Công viên địa chất toàn cầu tiềm năng và báo cáo thực hiện đánh giá định kỳ các Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO

Những con số chính thức từ cuộc họp này đó là có 16 CVĐC được UNESCO công nhận đề cử vào năm 2024 và 34 Công viên địa chất được đánh giá lại; Hội đồng đã cấp 29 thẻ xanh (trong đó có 01 đại diện của Việt Nam là CVĐC Toàn cầu Đắk Nông) và 5 thẻ vàng.

Kết quả đánh giá lại của các CVĐC Toàn cầu UNESCO

Cuộc họp Ủy ban Cố vấn GGN (Τhe GGN Advisory Committee Meeting) đã thông qua báo cáo điều hành GGN giai đoạn 2022-2023 và hành động chiến lược 2024-2025! Đóng góp của một số Ủy ban/ Diễn đàn Quốc gia cũng đã được trình bày. Đồng thời cũng thống nhất rằng Ủy ban Cố vấn GGN sẽ chuẩn bị một văn kiện cho chiến lược dài hạn của GGN 2025-2035!

Hình 3. Cuộc họp Ủy ban Cố vấn GGN

Cuộc họp Ủy ban Điều phối của Mạng lưới CVĐC toàn cầu Châu Á Thái Bình Dương được diễn ra vào chiều ngày 6/9/2023. Đại diện của 78 Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO trong mạng lưới APGN đã tham gia họp. Điều phối viên APGN Giáo sư Jin Xiaochi (Trung Quốc) trình bày Báo cáo về Hoạt động APGN giai đoạn 2022-2023.

Hình 4. Điều phối viên APGN Giáo sư Jin Xiaochi (Trung Quốc) trình bày Báo cáo về Hoạt động APGN giai đoạn 2022-2023

Đại diện của Mạng lưới Công viên Quốc gia (Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Iran, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam) đã trình bày các hoạt động phát triển của mạng lưới CVĐC tại các quốc gia trong giai đoạn 2020 – 2022. Cũng tại phiên họp này Mạng lưới CVĐC Việt Nam, PGS.TS Trần Tân Văn đã báo cáo tóm tắt các hoạt động của mạng lưới CVĐC Việt Nam; BQL CVĐC Non nước Cao Bằng Trình bày kế hoạch chi tiết cho Hội nghị Quốc tế APGN lần thứ 8 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10/2024 tại CVĐC Non nước Cao Bằng;

Hình 5. Đại diện mạng lưới CVĐC Việt Nam trình bày tóm tắt các hoạt động của mạng lưới CVĐC Toàn cầu Việt Nam từ 2022-2023 và Kế hoạch chi tiết tổ chức APGN lần 8 năm 2024, dự kiến tổ chức vào tháng 10/2024 tại CVĐC Non nước Cao Bằng

Sáng ngày 07/9 lễ khai mạc chính thức Hội nghị lần thứ 10 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã diễn ra trang trọng tại Trung tâm Hội nghị thành phố Marrakech.

Hình 6. Gần 1.500 đại diện từ Công viên địa chất toàn cầu, quan chức cấp cao của UNESCO, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và quan chức chính phủ từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự lễ khai mạc tại Khu phức hợp hành chính và văn hóa Habous, Marrakech, Ma-rốc

Ngay sau lễ khai mạc là các phiên họp và thảo luận, có 450 báo cáo viên trình bày theo 9 chuyên đề:

1. Quản lý đa dạng địa chất và đa dạng sinh học: Nghiên cứu, bảo vệ và phát huy giá trị (Geodiversity an biodiversity management: Studies, protection and popularization);

2. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản địa chất (Conservation and valorization of geological heritage sites);

3. Giáo dục với công việc đơn giản hóa kiến thức khoa học mà chúng có thể tiếp cận được (Education with simplification of scientific knowledge accessible to the general public);

4. Công viên địa chất và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (Geoparks and implementation of sustainable development goals);

5. Du lịch bền vững và phát triển địa phương (Sustainable tourism and local development);

6. Công viên địa chất, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể (Geoparks, tangible and intangible cultural heritage);

7. Biến đổi khí hậu, chống sa mạc hóa và thiên tai (Climate change, combating desertification and natural disasters);

8. Chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác giữa các Công viên địa chất (Sharing of experiences and cooperation between Geoparks);

9. Các công viên địa chất tiềm năng (Aspiring Geoparks).

Mạng lưới CVĐC Việt Nam đã có 7 bài trình bày trong 5 chuyên đề:

1. Some geological features and values of Lang Son Geopark (Một vài đặc điểm và giá trị địa chất CVĐC Lạng Sơn) – Chuyên đề 2;

2. Unique Features of the work shipping of mather goddesses of three realms in Lang son Geopark (Nét độc đáo của Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Công viên địa chất Lạng Sơn) – Chuyên đề 6;

3. Dak Nong UGGP’S Geopark Educaiton Activities for the Youth (Hoạt động giáo dục thanh thiếu niên của Công viên địa chất UGGP Đắk Nông) – Chuyên đề 3;

4. Geo – Tourism for community engagement for inclusive and Equitabel development (Du lịch địa chất gắn kết cộng động phát triển bền vững và toàn diện) – Chuyên đề 8;

5. The Preservation of the traditional paper making craft in Dia Tren Village in Non Nuoc Cao Bang Geopark (Bảo tồn nghề làm giấy truyền thống ở làng Địa Trên, Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng) – Chuyên đề 6;

6. Mass tourism in the Dong Van Karst Plateau UNESCO Global Geopark, Vietnam and the fighting against it (Du lịch đại chúng ở Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, Việt Nam và những thách thức) – Chuyên đề 4;

7. Geotourism for community engagement, inclusive and equittable development (Du lịch địa chất để gắn kết cộng đồng, phát triển toàn diện và công bằng) – Chuyên đề 5.

Các bài trình bày đã giới thiệu được những giá trị di sản địa chất tiêu biểu ở các khu vực CVĐC toàn cầu UNESCO và CVĐC tiềm năng của Việt Nam. Đặc biệt đã giới thiệu trao đổi trong Hội nghị các hoạt động nghiên cứu, phương thức triển khai nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, phát triển du lịch, phát huy các giá trị di sản địa chất phục vụ việc phát triển bền vững theo các tiêu chí của mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO.

Hình 7. Trung tâm Karst và Di sản địa chất, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản trình bày và thảo luận tại hội nghị với chủ đề: Some geological features and values of Lang Son Geopark (Một vài đặc điểm và giá trị địa chất CVĐC Lạng Sơn)
Hình 8. BQL Công viên Đắk Nông trình bày tham luận tại hội thảo: “Dak Nong UGGP’s Geopark Education Activities for the Youth”

Bên lề hội nghị, mạng lưới CVĐC Việt Nam đã tham gia các hoạt động trao đổi hợp tác với các công viên địa chất trong mạng lưới;

Hình 9. Đại diện BQL CVĐC Đắk Nông ký biên bản ghi nhớ hợp tác xây dựng và phát triển với công viên địa chất toàn cầu UNESCO Khorat, Thái Lan
Hình 10. BQL CVĐC Toàn cầu UNESCO CNĐ Đồng Văn sang thăm và ký biên bản ghi nhớ hợp tác xây dựng và phát triển với công viên địa chất toàn cầu UNESCO Arouca, Bồ Đào Nha

Một thảm họa thiên nhiên xảy ra bất ngờ vào đêm ngày 08/9, một trân động đất mạnh 6,9 độ richter làm hơn 2000 người chết, và hơn một ngàn người bị thương nặng, (theo báo cáo mới nhất được cập nhật vào thứ Bảy của Bộ Nội vụ Ma-rốc). Trung tâm của trận động đất nằm gần thành phố Ighil, tỉnh Al Haouz, cách Marrakech khoảng 70 km về phía tây nam. Khu vực tổ chức Hội nghị cũng bị ảnh hưởng làm một số công trình bị hư hại, rất may là các đại biểu tham dự hội nghị đều an toàn. BTC hội nghị đã họp nhanh và có các quyết định về các hoạt động hội nghị còn lại đã được điều chỉnh để hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ thiên tai.

Hình 11. Hiến máu cho nạn nhân của trận động đất ở Marrakesh Ma-rốc – Những người tham gia Hội nghị Quốc tế lần thứ 10 về Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO đang hỗ trợ cộng đồng địa phương và những người khó khăn

Trong lễ bế mạc Hội nghị GGN 2023 nhiệm kỳ 2021-2023 diễn ra vào chiều ngày 9 tháng 9 tại trung tâm hội nghị Marrakech, chủ tịch mạng lưới CVĐC Toàn cầu, các đại diện đến từ mạng lưới CVĐC toàn cầu (GGN) đã tổng kết các hoạt động của Hội nghị và các định hướng phát triển trong giai đoạn 2023-2025. Hội nghị Chúc mừng 18 Công viên Địa chất Toàn cầu mới của UNESCO và 43 Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO đã nhận được chứng nhận thành viên tại GGN!

Hình 12. Trong Lễ bế mạc, đại diện của GGN đã trao các quyết định công nhận danh hiệu CVĐC toàn cầu và quyết định công nhận tái thẩm định thành công cho các CVĐC trong mạng lưới
Hình 13. Đoàn công tác của tỉnh Hà Giang nhận chứng chỉ Đánh giá lại lần thứ 3 CVĐC Toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn

Trong lễ bế mạc chủ tịch mạng lưới CVĐC Toàn cầu cũng thông báo rằng việc chủ trì Hội nghị Quốc tế lần thứ 11 về Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO là Geoparque Kütralkura ở Khu vực Araucania ở Chile vào tháng 9 năm 2025!

Hình 14. Chủ tịch thành phố Marrakech đã trao cờ Tổ chức Hội nghị Quốc tế về CVĐC lần thứ 11 năm 2025 cho Đại diện Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Kütralkura, Chi Lê

Đoàn công tác mạng lưới CVĐC Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, học tập, trao đổi chia sẻ nguyện vọng về tương lai phát triển bền vững của mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO với tinh thần mạnh mẽ về kết nối, hợp tác, đổi mới và sáng tạo cho tất cả mọi người. CVĐC sẽ tiếp tục trao quyền cho các bên liên quan khác nhau có liên quan đến CVĐC để phát triển kinh tế xã hội bền vững thông qua nâng cao năng lực với trường học, chính phủ, đối tác thực hiện, truyền thông, nhà khoa học, v.v… dựa trên mức độ hiểu biết, năng lực, vai trò và nhiệm vụ của họ liên quan đến Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO.

Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO được triển khai thúc đẩy và đóng góp vào 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Chương trình nghị sự LHQ năm 2030 đặc biệt là giảm nghèo, giáo dục chất lượng, hợp tác, hành động khí hậu/ giảm thiểu biến đổi khí hậu, giảm bất bình đẳng và bình đẳng giới.

Giáo dục cộng đồng để phổ biến kiến ​​thức khoa học trong Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO cần phải đặt mục tiêu ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn và các ngành nghề khác nhau để tăng cường sự tham gia để quản lý bền vững Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO.

Trung tâm Karst và Di sản Địa chất